Trong số những sáng tác của tôi, ít người biết Căn nhà dĩ vãng có đến 2 bóng hồng thấp thoáng mà bóng hình nào cũng để lại ấn tượng sâu đậm trong tôi cho đến tận bây giờ. Số là năm 25 tuổi, tôi có người bạn thân tên Nguyên, chúng tôi chơi với nhau từ thời học trung học cho đến lúc cùng tốt nghiệp Đại học Văn khoa Sài Gòn. Quê Nguyên ở Cẩm Mỹ (Long Khánh) nên thường về thăm nhà vào những dịp cuối tháng. Mỗi lần từ quê trở lại Sài Gòn tôi thấy Nguyên như tươi vui hẳn ra, không cần hỏi tôi cũng biết sở dĩ anh chàng hớn hở như thế là vì vừa được gặp người yêu ở dưới quê, nàng tên là Hải Lý... Dạo ấy, Nguyên phát hiện ra ở đường Nguyễn Công Trứ, đoạn gần cầu Ông Lãnh có quán cà phê Chiều Vàng và anh thường hay rủ tôi đến đây.
Lần đầu tiên đến quán, tôi sững sờ và thán phục bạn mình đã tìm được một nơi có cô gái ngồi nơi quầy thu ngân với dung nhan “sắc nước hương trời”… Tuy chúng tôi thường xuyên đến đây nhưng chưa bao giờ tôi thấy Nguyên chào hỏi hay nói chuyện với Diễm Thúy (tên cô gái), chỉ thỉnh thoảng đưa mắt nhìn nàng. Tôi tự nhủ, hẳn Nguyên cũng là một “cây si” như bao thanh niên khác hằng ngày đến uống cà phê để chiêm ngưỡng sắc đẹp của nàng. Tôi cũng vậy, cũng thấy hồn mình xao xuyến khi chạm vào tia mắt của nàng nhưng cố tỏ ra “phớt lờ”…
Bỗng nhiên một thời gian sau tôi không thấy Nguyên về quê nữa, nhưng lại đều đặn rủ tôi ra quán Chiều Vàng vào mỗi chiều. Gặng hỏi mãi Nguyên mới tâm sự: Hải Lý đã lên xe hoa, gia đình chồng rất giàu có ở B’lao (Bảo Lộc, Lâm Đồng), gia đình nàng cho rằng gia cảnh của Nguyên không “môn đăng hộ đối”, bản thân Nguyên cũng chưa có sự nghiệp công danh gì trong xã hội… Nguyên cũng tiết lộ rằng Diễm Thúy có khuôn mặt rất giống Hải Lý, nên anh hay đến quán ngắm Diễm Thúy cho đỡ nhớ người yêu chứ không có tình ý gì. Còn bây giờ - khi Hải Lý đã có chồng, anh lại đến đây thường xuyên hơn để nhìn Diễm Thúy mà mường tượng đến người xưa.
Ròng rã gần một năm trời, ngày nào tôi với Nguyên cũng có mặt ở Chiều Vàng. Đến một hôm tôi không thấy Nguyên đến rủ ra quán nữa, tôi nghĩ chắc Nguyên bận. Nhưng rồi một tuần, hai tuần trôi qua mà chẳng thấy bóng dáng Nguyên đâu, tôi hốt hoảng chạy xe qua ngôi nhà anh ở trọ: Nguyên ngồi đó, bên hiên nhà thẫn thờ… Nguyên cho biết sở dĩ không đến Chiều Vàng nữa là vì Diễm Thúy cũng vừa bỏ quầy thu ngân để đi lấy chồng. Tôi chết lặng, nhớ lại khoảng thời gian hai đứa tôi thường xuyên đến quán Chiều Vàng. Nguyên đến để nhìn người đẹp cho đỡ nhớ người yêu, còn tôi đến vì con tim cũng xao động trước sắc đẹp của Diễm Thúy như bao chàng trai khác. Phải nói rằng, việc lấy chồng của Diễm Thúy đã làm cho Nguyên, tôi và những chàng trai thường xuyên đến Chiều Vàng cảm thấy hụt hẫng…
Qua bao đêm suy tư tôi đã viết nên ca khúc Căn nhà dĩ vãng với bóng dáng của 2 bóng hồng: Bóng hồng thứ nhất là Hải Lý, người yêu của Nguyên với một cuộc tình nên thơ, những kỷ niệm với bao mộng ước nhưng cuối cùng cũng tan vỡ. Hình bóng Hải Lý được lồng vào xuyên suốt bài hát… Bóng hồng thứ hai là Diễm Thúy - người đẹp quán Chiều Vàng, được tôi nhắc đến trong một đoạn của phần điệp khúc:
“… Nhiều đêm suy tư bên quán khuya tiếng nhạc nghe như xoáy vào tim,
Chập chờn đâu đây bên ly cà phê đắng người tình hay dáng ai? ”
Toàn bộ bài hát:
Chuyện xưa, chôn vùi theo bóng thời gian.
Tiếng đàn guitar réo rắt, giọng ca da diết cất lên, từng câu chữ của "Đường xưa lối cũ" như cứa vào…
Giáng sinh, mùa của yêu thương và hy vọng, nhưng cũng là mùa dễ khơi gợi những nỗi niềm sâu kín. "H…
"Hiu hắt đời nhau" không chỉ là một giai điệu buồn da diết mà còn là câu chuyện tình yêu dang dở, t…